Thủ Thuật Excel - Thủ Thuật Word - Tin Học Văn Phòng
THUTHUATEXCEL.COM - THỦ THUẬT EXCEL, THỦ THUẬT WORD, TIN HỌC VĂN PHÒNG Facebook 2019-07-28T11:52:14Z Dù bạn là sinh viên mới ra trường đang trên đường tìm cho mình một công việc, hay bạn đã là người đi làm nhiều năm rồi đi chăng nữa,...

Cách Viết CV Ấn Tượng - Chia Sẻ Mẫu CV Xin Việc Đẹp

In ra - Lưu thành PDF - Gửi qua email


Dù bạn là sinh viên mới ra trường đang trên đường tìm cho mình một công việc, hay bạn đã là người đi làm nhiều năm rồi đi chăng nữa, thì việc chuẩn bị cho mình một CV thật ấn tượng là điều nên làm, biết đâu đó một ngày bạn sẽ phải xin việc lại từ đầu, hay chỉ đơn giản là muốn chuyển công việc ở một cơ quan khác, hoặc ứng tuyển vào một vị trí cao hơn với mức lương hấp dẫn hơn ở một doanh nghiệp nước ngoài.

Dù ở trong hoàn cảnh nào thì hãy chuẩn bị sẵn cho mình một CV xin việc thật ấn tượng và chuyên nghiệp vào và ở bài viết nãy sẽ hướng dẫn bạn làm điều đó, cũng như chia sẻ với các bạn 50 mẫu CV xin việc ấn tượng và chuyên nghiệp nhất ở cuối bài viết. 

Nếu bạn vẫn còn chưa định hướng được sau này mình sẽ làm gì, và bạn đang là sinh viên, muốn sau này có một kỹ năng thật tốt để đi xin việc, thì hãy xem qua vài viết bên dưới để tìm cho mình một hướng đi cho tương lai của chính bản thân bạn.
Còn bây giờ chúng ta sẽ đi vào vấn đề chính.

1. CV Là Gì?

CV chính là viết tắt của cụm từ "Curriculum Vitae" nếu được dịch ra tiếng Việt sẽ là sơ yếu lí lịch nhưng ngày nay khi nói đến CV thì sẽ được hiểu rộng ra là một bảng thông tin nói về trình độ học vấn kinh nghiệm làm việc, kỹ năng và cơ quan làm việc... 

Nếu như ngày trước khi đi xin việc bạn chỉ cần có một tờ lý lịch tự thuật có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền và một số giấy tờ cần thiết đi kèm là xong, thì ngày nay CV đóng góp một vai trò rất quan trọng để nhà tuyển dụng có thể xem xét, và đánh giá ứng viên trước khi gọi đi phỏng vấn hay quyết định nhận vào làm.

2. Những Nội Dung Cơ Bản Sẽ Có Trong CV.

Bạn đã hiểu tầm quan trọng của CV là gì rồi, bây giờ hãy tìm hiểu với một CV cơ bản sẽ có những thông tin gì trong đó. 

Về cơ bản một CV sẽ chứa những thông tin sau: 

Thông Tin Cá Nhân: Đầu tiên sẽ là phần thông tin cá nhân, bao gồm các thông tin cơ bản như Họ Và Tên, Ngày Tháng Năm Sinh, Quê Quán, Số Điện Thoại và Email dùng để liên lạc.


Trình Độ Chuyên Môn: Bạn không cần phải liệt kê quá trình học của bạn từ nhỏ tới lớn, vì đã có ở lý lịch tự thuật mà bạn kèm theo rồi, bạn chỉ cần ghi trình độ chuyên môn cao nhất của bạn, tên trường mà bạn học đại học hay cao học...và hãy liệt kê luôn các bằng cấp chứng chỉ khác mà bạn có được, như chứng chỉ tin học văn phòng, chứng chỉ ngoại ngữ, chứng nhận kỹ năng mềm...

Kinh Nghiệm Làm Việc: Đây là một thông tin rất quan trọng, mà nhà tuyển dụng sẽ xem rất kỹ, bạn không cần ghi nhiều, hãy ghi rõ ngành nghề mà bạn đã làm, tên công ty mà bạn đã hoặc đang làm, một công ty tốt và một công việc đúng chuyên môn cũng như cùng ngành nghề mà bạn sẽ ứng tuyển là một lợi thế cho bạn. 

Kỹ Năng: Hãy liệt kê những kỹ năng nổi bật của bạn, điều này cũng làm một tiêu chí đánh giá về con người của bạn, nếu bạn chưa có nhiều kỹ năng nào hãy hoàn thiện chúng càng sớm càng tốt.


Hoạt Động Xã Hội: Cũng là một tiêu chí tốt để nói về bạn, tuy nếu bạn không muốn ghi cũng không sao, nhưng hãy cố gắng ghi điểm trong mắt nhà tuyển dụng bằng tiêu chí này. 

Liên Hệ: Mục này không phải là mục để liên hệ bạn, mà chính là số điện thoại, Email của quản lý cũ của bạn, để nhà tuyển dụng có thể liên hệ xác định lại các thông tin trên có đúng như bạn khai hay không. 

3. Cách Viết CV Ấn Tượng Và Chuyên Nghiệp.

Trước khi đi vào cách viết CV cho từng chuyên mục sao cho ấn tượng và chuyên nghiệp, các bạn chú ý một vài lưu ý nho nhỏ nhưng mà quan trọng như sau: 

➢ Hãy nhớ rằng, viết đúng sự thật, và chính xác nhất có thể, không nên dùng các từ ngữ hoa mỹ, màu mè, nói quá lên, đặc biệt không được mắc lỗi chính tả cũng như viết quá dài, lan man không cụ thể. 

➢ Chỉ nên viết nội dung CV tối thiểu là 1 trang và tối đa là 2 trang mà thôi, nếu in ra thì nên sử dụng giấy cứng in hai mặt, sẽ tạo được ấn tượng hơn. 

Bây giờ bắt đầu từng chuyên mục nào: 

3.1. Tiêu Đề CV.

Tiêu đề phải ghi to, rõ ràng, nên in đậm tiêu đề bạn phải cân đối cỡ chữ toàn bộ CV để chọn cỡ chữ tiêu đề cho hợp lý. 

3.2. Ảnh Cá Nhân.

Thông thường thì CV không nhất thiết phải có ảnh, nhưng bạn nên có ảnh sẽ tốt hơn, có thể sử dụng ảnh thẻ, hoặc ảnh chân dung nhưng tương tự như ảnh thẻ vậy, và chèn một góc nhỏ nổi bật trên CV như trên cùng bên trái hoặc bên phải. 

3.3. Nội Dung Có Trong CV.

Toàn bộ nội dung trong CV phải được dùng một Font chữ, một lời khuyên hãy nên chọn bảng mã Unicode và Font chữ cơ bản nhất, vì có khi nhà tuyển dụng lại yêu cầu bạn gửi CV bằng File Word, khi đó máy họ sẽ dễ dàng đọc mà không bị lỗi Font chữ. 

Và khoảng cách các dòng đều nhau, nên canh đều khi trình bày. 

3.4. Thông Tin Cá Nhân.

Sẽ gồm các thông tin như họ và tên, ngày sinh, nơi sinh, số điện thoại và Email liên hệ. Trong đó các bạn chú ý ở địa chỉ Email, Email phải là một địa chỉ mà bạn sử dụng nhiều, tránh trường hợp lâu ngày không dùng rồi, hãy lấy tên Email nghiêm túc một xí, có tên cá nhân trong đó càng tốt, tránh các Email xì teen ra. 

3.5. Trình Độ Chuyên Môn.

Như đã nói ở trên, các bạn ghi rõ trình độ cao nhất của các bạn, và ghi chuyên môn phù hợp với công việc ứng tuyển, ví dụ bạn có hai văn bằng, thì không cần ghi cả hai vào, ghi cái nào phù hợp với việc làm mà nhà tuyển dụng yêu cầu là được. 

3.6. Kinh Nghiệm Làm Việc.

Bạn nên ghi rõ bạn đã làm những công việc gì, nêu một vài ý chính về công việc đó, bạn phải ghi những điểm lớn nhất, vì việc thì nhiều, ghi lan man thì sẽ không đủ, và nhà tuyển dụng cũng không có thời gian đọc hết những gì bạn làm. 

Nếu được hãy ghi một vài thành tựu hay dự án mà bạn hoàn thành ở công ty cũ vào.

3.7. Kỹ Năng.

Hãy ghi rõ nhưng kỹ năng mà bạn có, càng cụ thể càng tốt, nếu có thông tin xác thực càng ghi điểm, không nên nghi các kỹ năng chung chung kiểu khả năng chịu áp lực cao...vì làm sao kiểm chứng được. 

Ai cũng có cho mình những kỹ năng riêng, nó không phải do bẩm sinh, vì vậy hãy cố gắng hoàn thiện các kỹ năng cần thiết trước khi đi xin việc nhé. 

3.8. Hoạt Động Xã Hội.

Đây chính là mục cứu cánh cho các bạn sinh viên mới ra trường chưa đi làm, chưa có kinh nghiệm. Là một mục để nhà tuyển dụng đánh giá bạn. 

Hãy liệt kê các hoạt động xã hội ý nghĩa mà bạn tham gia, ghi rõ bạn có vai trò gì, chú ý các hoạt động mang tính cộng đồng, không ghi các hoạt động cá nhân như đi phượt..vào nhé. 

3.8 Liên Hệ.

Hãy ghi lại số điện thoại, Email người quản lý của bạn, khi cần nhà tuyển dụng sẽ liên hệ để Check lại thông tin của bạn. 

Vì vậy hãy cố gắng thể hiện tốt và không nên nói xấu về công ty cũ, sao cho bạn ra đi thì cấp trên của bạn vẫn có cái nhìn thiện cảm với bạn. 

4. Chia Sẻ Mẫu CV Đẹp.

Còn bây giờ các bạn hãy tham khảo các mẫu CV dưới đây, và hãy tùy biến theo nhu cầu của các bạn, sao cho thật ấn tượng và chuyên nghiệp vào nhé.
Hình Ảnh File Mẫu:




Như vậy là chúng ta vừa tìm hiểu sơ qua CV là gì? Cách để viết CV chuyên nghiệp rồi. Việc còn lại là phụ thuộc vào quyết tâm và sự tự tin của các bạn, biết đâu đó một ngày nào đó chúng ta sẻ trở thành đồng nghiệp hoặc cộng sự. Chúc các bạn thành công.


 

Cao Cuong

Đã từng rất sợ excel dẫn đến ghét excel và rồi công việc chủ yếu sử dụng excel thế là yêu excel, những gì mình biết về excel mình muốn chia sẻ lại cho cộng đồng, đó là lý do các bạn thấy mình ở đây. Nếu thấy nội dung bài viết hữu ích hãy giúp mình chia sẻ đến mọi người nhiều hơn để cùng nhau tiến bộ nhé. Cảm ơn rất nhiều.

5 THUTHUATEXCEL.COM - THỦ THUẬT EXCEL, THỦ THUẬT WORD, TIN HỌC VĂN PHÒNG: Cách Viết CV Ấn Tượng - Chia Sẻ Mẫu CV Xin Việc Đẹp Dù bạn là sinh viên mới ra trường đang trên đường tìm cho mình một công việc, hay bạn đã là người đi làm nhiều năm rồi đi chăng nữa,...

Bài Mới Nhất: