Ở thời điểm hiện nay hẳn không còn ai xa lạ với bộ Office 365 nói chung và Excel 365 nói riêng rồi, để có được một tài khoản Office 365 thì vô cùng đơn giản, bạn chỉ cần đăng ký với chi phí duy trì vô cùng rẻ so với những gì nó mang lại cho chúng ta.
Có rất nhiều ưu điểm khi chúng ta sử dụng phiên bản Excel 365 so với các phiên bản excel trước đó, mình sẽ có một bài viết về vấn đề này sau, còn ở bài viết này mình sẽ giới thiệu với các bạn một hàm mới mà chỉ xuất hiện trên Excel 365 mà thôi, những phiên bản excel thấp hơn không được hỗ trợ, đó là hàm XLOOKUP.
TẠI SAO LẠI LÀ XLOOKUP?
Có thể sẽ có nhiều bạn thắc mắc tại sao excel đã có VLOOKUP, HLOOKUP rồi mà giờ Microsoft lại tung ra XLOOKUP nữa. Để trả lời câu hỏi này thì mình sẽ đưa ra một vài hạn chế của hàm VLOOKUP và HLOOKUP cho các bạn tham khảo.
- VLOOKUP tìm kiếm giá trị tương đối? Đúng là như thế, mặc định của hàm này là trả về kết quả tìm kiếm mang tính tương đối, nếu bạn không thiết lập đối số thứ 4 của hàm khi sử dụng công thức, điều này sẽ dẫn đến một kết quả tìm kiếm không chính xác, hay không được như bạn kỳ vọng.
- VLOOKUP không hỗ trợ thao tác chèn thêm cột. Như trên chúng ta nhắc đến đối số thứ 4, vậy đối số thứ 3 chính là số cột chứa giá trị trả về, và đây là một con số mà bạn phải nhập vào, do vậy khi bạn chèn thêm cột thì giá trị tìm trả về đã không còn đúng nữa.
- VLOOKUP không hỗ trợ tìm kiếm phải sang trái chính là một nhược điểm tiếp theo của hàm này, nó chỉ cho phép bạn tìm kiếm các kết quả ở bên phía tay phải của cột đầu tiên mà thôi.
- VLOOKUP chỉ cho phép bạn tìm kiếm giá trị từ trên xuống, và không tìm kiểm được các giá trị từ dưới lên.
Còn rất nhiều nhược điểm nữa nhưng mình nghĩ bấy nhiêu đó cũng đủ rồi, và XLOOKUP ra đời khắc phục được tất cả điều trên và còn hơn thế nữa, đó chính là câu trả lời cho câu hỏi ở trên.
CÚ PHÁP HÀM XLOOKUP
Hàm XLOOKUP có cú pháp như sau
=XLOOKUP(lookup_value,lookup_array,return_array,[if_not_found],[match_mode],[search_mode])
Trong đó:
- lookup_value: Giá trị tìm kiếm.
- lookup_array: Mảng tìm kiếm.
- return_array: Mảng mà ở đó chứa kết quả trả về.
- [if_not_found]: Giá trị hoặc đối tượng trả về nếu không tìm thấy kết quả phù hợp (không bắt buộc).
- [match_mode]: Chọn chế độ khớp với kết quả tìm kiếm (không bắt buộc).
- [search_mode]: Chế độ tìm kiếm (không bắt buộc).
Lưu ý:
- lookup_array và return_array cần khớp với nhau về kích thước
- [macth_mode]: Mặc định tìm kiếm là chính xác (0 - Exact match), nó khác với Vlookup mặc định tìm kiếm là tương đối.
- [search_mode]: Mặc định tìm kiếm là từ trên xuống dưới (đầu đến cuối) (1 - Search first-to-last)
XLOOKUP TÌM KIẾM GIỐNG VLOOKUP
Cũng giống như VLOOKUP, chúng ta thực hiện tao tác tìm kiếm cơ bản nhất trong XLOOKUP cụ thể
Nhập vào ô F2 =XLOOKUP(E2;A2:A5;C2:C5)
Không giống như VLOOKUP chỉ tìm kiếm phía bên phải, XLOOKUP có thể tìm kiếm phía bên trái cụ thể
Ưu điểm tiếp theo của hàm XLOOKUP là có thể tìm kiếm theo chiều từ dưới lên thay vì chỉ trên xuống như VLOOKUP
Trong đó "" chính là tham số tùy chọn, nghĩa là nếu không tìm thấy kết quả trả về thì sẽ để trống, bạn có thể chọn giá trị khác bất kỳ nếu muốn.
Ngoài các ưu điểm trên thì XLOOKUP còn có thể trả về kết quả là một mảng giá trị, rất hữu ích cho các bạn đỡ phải gõ lại hàm nhiều lần hoặc copy nhiều lần
Như các bạn thấy ở ví dụ này chúng ta sẽ tìm kiếm các kết quả tương ứng dựa vào sản phẩm Đào
Như các bạn đã biết với hàm VLOOKUP mà các bạn chèn thêm cột thì kết quả sẽ bị sai, còn hàm XLOOKUP thì thế nào, hãy quan sát ví dụ bên dưới nhé, mình thực hiện công thức và kết quả trả về như hình